Tất cả dành cho con

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

       Đôi bàn tay ấy

        Sáng 6 giờ Mẹ thức dậy thật sớm, con yêu của mẹ vẫn còn nằm ngoan ngoãn ngủ say sưa. Gương mặt xinh xinh như thiên thần, mẹ nghĩ thế. Nhoẻn miệng cười, chậm rãi bước chân xuống thành giường. Từng bước nặng nhọc, mẹ bước nhè nhẹ đến ban công. Mở toang cánh cửa, chút tia nắng ấm áp rọi vào mẹ và rọi cả vào con. Bé cưng của mẹ tỉnh giấc, ngọ nguậy đòi sữa.

            Cũng buổi sáng này của 3 năm về trước, mẹ vẫn còn hồn nhiên nhảy chân sáo, xúng xính áo hoa. Xinh tươi như chú chim non mới bước vào đời. Xuân đến xuân qua chưa một lần cánh chim thôi ngừng bay, tiếng chim thôi ngừng hót. Một ngày cuối đông, bỗng dưng Mẹ thích hát những bài hát với điệu Pop Ballad nhẹ nhàng hay  điệu Jazz dìu dặt. Mẹ biết yêu. Tình yêu mang đến cho mẹ những cung bậc cảm xúc mạnh mẽ. Mẹ vẫn cười, vẫn hát, vẫn nhảy chân sáo… nhưng dịu dàng hơn. Bé cưng à! Lúc đó mẹ cứ nghĩ mẹ đã tìm thấy thiên đường giữa nơi địa ngục tối tăm. Ai đó dang tay kéo mẹ ra khỏi những vũng nước đen đặc quánh. Mẹ tìm lại chính mình. Ai đó đã mang đến cho mẹ những giấc mơ về ngôi nhà, về tiếng trẻ thơ, về những buổi cơm chiều ấm cúng. Ai đó vực dậy trong lòng mẹ những giấc mơ khát khao vươn lên trong cuộc sống. Ai đó giúp cho mẹ lấy lại thăng bằng và lấy lại niềm tin. Mẹ đã sống lại với những khát khao của một thời để mất. Mẹ chưa từng cảm nhận được thế nào là sự quan tâm khi mẹ ốm, thế nào là tình yêu thương khi mẹ khóc, thế nào là một bờ vai khi mẹ gục, thế nào là một cái nắm tay nâng lên khi mẹ ngã… Mẹ đã chìm đắm trong những giấc mơ mang tên tình yêu.

          Có ai nỡ trách ai khi tình yêu đến một cách tự nhiên như thế. Ngoài kia những lời ra tiếng vào, họ săm soi mẹ, dè bỉu mẹ. Sự chênh lệch giữa hai lối sống, sự chênh lệch mà người ta quen gọi là gia thế… Cứ thế, dù đôi tay ấy rắn chắc cơ bắp, đôi vai ấy như cánh đại bàng đang che chở cho chú chim non cũng dần dần kiệt sức. Những buổi sáng nắng ít soi rọi vào chú chim non bé nhỏ. Những buổi chiều hoàng hôn dường như cũng nhạt dần. Ai đó đã cố vẫy vùng, cố rướn người, cố sức cản gió chống bão… Nhưng chú chim non không đành lòng nhìn thấy đôi cánh đại bàng kiệt sức. Con ạ! Một ngày mưa, không thiếu gió, không thiếu bão… Cánh chim non đã rời xa đôi cánh ấy. Tự bay một mình.

          Con chim bé nhỏ không đành lòng nhìn cánh Đại bàng kiệt sức

Mẹ mang theo con… chú chim bé xíu xiu chưa thành hình. Khi con đại bàng quay về với tổ của mình để làm tròn bổn phận của nó, là lúc mẹ mang con đi. Ai đó đã tìm mẹ trong vô vọng, trong nỗi đau đớn tột cùng. Đã đôi lần mẹ muốn ai đó biết, mẹ đã mang con đi thật xa. Mẹ sẽ yêu con như đã từng yêu cánh đại bàng mạnh mẽ ấy. Nhưng mẹ không thể phá vỡ cái tổ kia con ạ… Dù sao Đại bàng chỉ xứng với Đại bàng. Những chú chim se sẻ không đủ sức để vươn cao như thế. Mẹ biết rằng thời gian rồi sẽ trôi qua, mọi thứ rồi cũng sẽ trôi qua chỉ còn là dĩ vãng. Khi không còn sức để tìm nữa, cánh Đại bàng sẽ quay về bên gia đình với những trách nhiệm lớn lao hơn là suốt đời che chở cho chú chim nhỏ bé ốm yếu.

        12h30… Sau 4 tiếng dán mặt vào máy tính tại cơ quan. Mẹ và bé cưng của mẹ cùng về nhà. Mệt nhoài. Càng ngày bé yêu của mẹ càng lớn. Tuy mệt nhưng mẹ vui vì mẹ luôn có con bên mình. Hai cuộc đời thầm lặng bước bên nhau. Hạnh phúc của mẹ là con, niềm vui của con là bên mẹ….

        13h30… Dắt xe ra đầu ngõ. Bao nhiêu ánh mắt nhìn mẹ con mình. Mẹ đã quen rồi con ạ! Tiếng xì xầm của những bà hàng nước, mắt họ nhìn mẹ con mình. Những ánh mắt khác xa ánh mắt của cánh Đại bàng từng nhìn mẹ. Những ánh mắt như soi tận mặt con, lôi tuột con ra khỏi mẹ. Mẹ cứ mặc sau lưng mẹ là những lời cay cay đắng đắng. Vì mẹ biết mẹ luôn có con vỗ về an ủi trên những bước chân thênh thang phía trước. Những ánh mắt này cũng như những ánh mắt khác vô tình bắt gặp mẹ con mình. Mẹ không tìm lại được ánh mắt nào như ánh mắt cánh Đại bàng thuở nào.

         Đã 17h30. Con yêu của mẹ đang đói, nhún nhẩy, loi choi. Mẹ vui lắm. Vì mẹ biết con hiếu động như mẹ. Lóc chóc loi choi như mẹ. Ngày xưa Bà Ngoại con vẫn nói mẹ như vậy cơ mà. Hôm nay ngày đầu tiên mẹ nhìn rõ gương mặt con. Cái mũi xinh xinh mờ mờ trong hai màu đen trắng, bàn tay xíu xiu ôm trọn hai bã vai. Hình như mẹ bắt gặp ánh mắt cánh Đại bàng đâu đó trong đôi mắt bé cưng. Hình như còn cái mũi cao vun vút kia nữa, đâu nào cái môi ấy. Ôi! Hình ảnh ai đó hiện lên trên từng đường nét con gái của mẹ.

           .... Đôi bàn chân này

        Đã qua 22h rồi…Con gái ngoan của mẹ. Hôm nay cả ngày theo chân mẹ chắc con đã mệt lắm rồi. Hôm nay cả ngày con đã chống chọi với rất nhiều ánh mắt nhìn mẹ và con. Ngủ ngon con nhé. Đại bàng chỉ có thể xứng với Đại bàng. Chúng ta chỉ là những con chim non bé nhỏ. Hãy trở về bên cái tổ ẩm thấp của mình con nhé. Ngày mai, không lâu nữa mẹ sẽ gặp con. Mẹ sẽ ôm con. Mẹ sẽ dẫn con đi trên con đường mà ngày xưa cánh Đại bàng đã mang con chim bé nhỏ bên mình. Mẹ sẽ kể cho con nghe những khi giông bão cánh Đại bàng đã che chở cho con chim non bằng tất cả sức lực của nó. Con sẽ yêu đôi cánh dũng mãnh ấy. Con không cần phải đi tìm đôi cánh kia. Một ngày nào đó, bất chợt bên đường cánh Đại bàng sẽ nhận ra con của mẹ. Hoặc sẽ không bao giờ nhận ra. Thì con yêu của mẹ vẫn bay bằng đôi cánh của riêng mình. Cứ tin là vậy con nhé.

Dù cánh Đại bàng không nhận ra con thì cũng hãy tự bay bằng đôi cánh nhỏ của mình con nhé....

       Đôi bàn tay ấy

        Sáng 6 giờ Mẹ thức dậy thật sớm, con yêu của mẹ vẫn còn nằm ngoan ngoãn ngủ say sưa. Gương mặt xinh xinh như thiên thần, mẹ nghĩ thế. Nhoẻn miệng cười, chậm rãi bước chân xuống thành giường. Từng bước nặng nhọc, mẹ bước nhè nhẹ đến ban công. Mở toang cánh cửa, chút tia nắng ấm áp rọi vào mẹ và rọi cả vào con. Bé cưng của mẹ tỉnh giấc, ngọ nguậy đòi sữa.

            Cũng buổi sáng này của 3 năm về trước, mẹ vẫn còn hồn nhiên nhảy chân sáo, xúng xính áo hoa. Xinh tươi như chú chim non mới bước vào đời. Xuân đến xuân qua chưa một lần cánh chim thôi ngừng bay, tiếng chim thôi ngừng hót. Một ngày cuối đông, bỗng dưng Mẹ thích hát những bài hát với điệu Pop Ballad nhẹ nhàng hay  điệu Jazz dìu dặt. Mẹ biết yêu. Tình yêu mang đến cho mẹ những cung bậc cảm xúc mạnh mẽ. Mẹ vẫn cười, vẫn hát, vẫn nhảy chân sáo… nhưng dịu dàng hơn. Bé cưng à! Lúc đó mẹ cứ nghĩ mẹ đã tìm thấy thiên đường giữa nơi địa ngục tối tăm. Ai đó dang tay kéo mẹ ra khỏi những vũng nước đen đặc quánh. Mẹ tìm lại chính mình. Ai đó đã mang đến cho mẹ những giấc mơ về ngôi nhà, về tiếng trẻ thơ, về những buổi cơm chiều ấm cúng. Ai đó vực dậy trong lòng mẹ những giấc mơ khát khao vươn lên trong cuộc sống. Ai đó giúp cho mẹ lấy lại thăng bằng và lấy lại niềm tin. Mẹ đã sống lại với những khát khao của một thời để mất. Mẹ chưa từng cảm nhận được thế nào là sự quan tâm khi mẹ ốm, thế nào là tình yêu thương khi mẹ khóc, thế nào là một bờ vai khi mẹ gục, thế nào là một cái nắm tay nâng lên khi mẹ ngã… Mẹ đã chìm đắm trong những giấc mơ mang tên tình yêu.

          Có ai nỡ trách ai khi tình yêu đến một cách tự nhiên như thế. Ngoài kia những lời ra tiếng vào, họ săm soi mẹ, dè bỉu mẹ. Sự chênh lệch giữa hai lối sống, sự chênh lệch mà người ta quen gọi là gia thế… Cứ thế, dù đôi tay ấy rắn chắc cơ bắp, đôi vai ấy như cánh đại bàng đang che chở cho chú chim non cũng dần dần kiệt sức. Những buổi sáng nắng ít soi rọi vào chú chim non bé nhỏ. Những buổi chiều hoàng hôn dường như cũng nhạt dần. Ai đó đã cố vẫy vùng, cố rướn người, cố sức cản gió chống bão… Nhưng chú chim non không đành lòng nhìn thấy đôi cánh đại bàng kiệt sức. Con ạ! Một ngày mưa, không thiếu gió, không thiếu bão… Cánh chim non đã rời xa đôi cánh ấy. Tự bay một mình.

          Con chim bé nhỏ không đành lòng nhìn cánh Đại bàng kiệt sức

Mẹ mang theo con… chú chim bé xíu xiu chưa thành hình. Khi con đại bàng quay về với tổ của mình để làm tròn bổn phận của nó, là lúc mẹ mang con đi. Ai đó đã tìm mẹ trong vô vọng, trong nỗi đau đớn tột cùng. Đã đôi lần mẹ muốn ai đó biết, mẹ đã mang con đi thật xa. Mẹ sẽ yêu con như đã từng yêu cánh đại bàng mạnh mẽ ấy. Nhưng mẹ không thể phá vỡ cái tổ kia con ạ… Dù sao Đại bàng chỉ xứng với Đại bàng. Những chú chim se sẻ không đủ sức để vươn cao như thế. Mẹ biết rằng thời gian rồi sẽ trôi qua, mọi thứ rồi cũng sẽ trôi qua chỉ còn là dĩ vãng. Khi không còn sức để tìm nữa, cánh Đại bàng sẽ quay về bên gia đình với những trách nhiệm lớn lao hơn là suốt đời che chở cho chú chim nhỏ bé ốm yếu.

        12h30… Sau 4 tiếng dán mặt vào máy tính tại cơ quan. Mẹ và bé cưng của mẹ cùng về nhà. Mệt nhoài. Càng ngày bé yêu của mẹ càng lớn. Tuy mệt nhưng mẹ vui vì mẹ luôn có con bên mình. Hai cuộc đời thầm lặng bước bên nhau. Hạnh phúc của mẹ là con, niềm vui của con là bên mẹ….

        13h30… Dắt xe ra đầu ngõ. Bao nhiêu ánh mắt nhìn mẹ con mình. Mẹ đã quen rồi con ạ! Tiếng xì xầm của những bà hàng nước, mắt họ nhìn mẹ con mình. Những ánh mắt khác xa ánh mắt của cánh Đại bàng từng nhìn mẹ. Những ánh mắt như soi tận mặt con, lôi tuột con ra khỏi mẹ. Mẹ cứ mặc sau lưng mẹ là những lời cay cay đắng đắng. Vì mẹ biết mẹ luôn có con vỗ về an ủi trên những bước chân thênh thang phía trước. Những ánh mắt này cũng như những ánh mắt khác vô tình bắt gặp mẹ con mình. Mẹ không tìm lại được ánh mắt nào như ánh mắt cánh Đại bàng thuở nào.

         Đã 17h30. Con yêu của mẹ đang đói, nhún nhẩy, loi choi. Mẹ vui lắm. Vì mẹ biết con hiếu động như mẹ. Lóc chóc loi choi như mẹ. Ngày xưa Bà Ngoại con vẫn nói mẹ như vậy cơ mà. Hôm nay ngày đầu tiên mẹ nhìn rõ gương mặt con. Cái mũi xinh xinh mờ mờ trong hai màu đen trắng, bàn tay xíu xiu ôm trọn hai bã vai. Hình như mẹ bắt gặp ánh mắt cánh Đại bàng đâu đó trong đôi mắt bé cưng. Hình như còn cái mũi cao vun vút kia nữa, đâu nào cái môi ấy. Ôi! Hình ảnh ai đó hiện lên trên từng đường nét con gái của mẹ.

           .... Đôi bàn chân này

        Đã qua 22h rồi…Con gái ngoan của mẹ. Hôm nay cả ngày theo chân mẹ chắc con đã mệt lắm rồi. Hôm nay cả ngày con đã chống chọi với rất nhiều ánh mắt nhìn mẹ và con. Ngủ ngon con nhé. Đại bàng chỉ có thể xứng với Đại bàng. Chúng ta chỉ là những con chim non bé nhỏ. Hãy trở về bên cái tổ ẩm thấp của mình con nhé. Ngày mai, không lâu nữa mẹ sẽ gặp con. Mẹ sẽ ôm con. Mẹ sẽ dẫn con đi trên con đường mà ngày xưa cánh Đại bàng đã mang con chim bé nhỏ bên mình. Mẹ sẽ kể cho con nghe những khi giông bão cánh Đại bàng đã che chở cho con chim non bằng tất cả sức lực của nó. Con sẽ yêu đôi cánh dũng mãnh ấy. Con không cần phải đi tìm đôi cánh kia. Một ngày nào đó, bất chợt bên đường cánh Đại bàng sẽ nhận ra con của mẹ. Hoặc sẽ không bao giờ nhận ra. Thì con yêu của mẹ vẫn bay bằng đôi cánh của riêng mình. Cứ tin là vậy con nhé.

Dù cánh Đại bàng không nhận ra con thì cũng hãy tự bay bằng đôi cánh nhỏ của mình con nhé....

Da có thể là đường vào của nhiều bệnh nặng, chẳng hạn như nhiễm trùng máu (từng đứng thứ 3 về tỷ lệ tử vong sơ sinh). Ở trẻ nhỏ, diện tích da/cân nặng rất lớn: 700 cm2/kg, gần gấp 3 so với người lớn, nên các bệnh về da càng dễ gây nguy hiểm.

Hình ảnh nội tuyến 1

Bác sĩ Vũ Thanh Hương thuộc Trung tâm Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em Hà Nội cho biết, da trẻ có độ đàn hồi rất thấp so với người trưởng thành, lại rất mỏng manh nên dễ rách. Sự tạo chất melanin và mỡ cũng còn thấp nên khả năng điều nhiệt không cao. Vì vậy, trẻ rất dễ bị sốt cao hay lạnh cóng. Việc tiết nhiều mồ hôi qua da khiến trẻ dễ bị mất nước. Ngoài ra, sự đáp ứng miễn dịch còn kém ở trẻ khiến làn da rất nhạy cảm, dễ bị dị ứng hoặc nhiễm trùng. Tổn thương da dễ dàng lan toả, ảnh hưởng đến toàn thân.

Vì những lý do trên, việc bảo vệ da có vai trò rất quan trọng trong chăm sóc trẻ nhỏ; không chỉ giúp tránh mụn nhọt rôm sảy mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh trầm trọng như nhiễm trùng máu, viêm cầu thận...

Để da bé luôn sạch sẽ, cần tắm bé hằng ngày, kể cả mùa đông. Dùng loại sữa tắm dành riêng cho trẻ, đã được kiểm nghiệm về độ dịu nhẹ, không gây kích ứng da. Tránh dùng các sản phẩm quá đậm đặc, chứa nhiều nước hoa hoặc chất kháng khuẩn mạnh. Với trẻ dưới 6 tháng, nên tắm bằng nước đun sôi để nguội nhằm tránh tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn. Làm sạch tỉ mỉ các vùng da có nếp gấp và bộ phận sinh dục, nhất là với bé gái.

Sau khi lau khô người, nên thoa phấn rôm rồi mới mặc quần áo, chú trọng những nơi ra nhiều mồ hôi hoặc phải cọ xát nhiều như bẹn, nách, cổ... Phấn rôm vừa có tác dụng hút ẩm, chống nhiễm khuẩn vừa làm giảm ma sát, giúp da bé không bị tổn thương. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng lượng vừa đủ, không rắc trực tiếp lên da mà cho vào tay rồi chuyển 1 ít sang tay kia, xoa 2 tay với nhau rồi mới xoa lên da bé. Không xoa phấn rôm lên vùng da trầy xước hay vết thương hở, không để phấn dính vào mũi, mắt và miệng trẻ, không thoa vào rốn trẻ sơ sinh.

Nếu bạn mặc bỉm (tã giấy) cho bé, nên thay thường xuyên, tối đa 6 tiếng một lần. Nếu để lâu, vùng da đóng bỉm dễ bị hăm do vi khuẩn phát triển. Vùng da này cần được chăm sóc kỹ hơn bằng cách giữ sạch, khô thoáng, thoa phấn rôm sau khi tắm và trước khi đóng bỉm.

Vào mùa hè, da bé rất dễ bị rôm sảy do nhiều mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Theo bác sĩ Hương, chứng rôm sảy tuy không nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến nhiễm trùng da nặng hơn như mụn nhọt. Nếu không điều trị tốt, vi khuẩn có thể đi vào máu hoặc cầu thận, rất nguy hiểm. Vì vậy, nên cho trẻ mặc quấn áo rộng rãi bằng chất cotton để thấm mồ hôi, thoa phấn rôm và tắm cho trẻ ngày vài lần. Nên sử dụng các loại "lá mát" và có tác dụng diệt khuẩn để tắm bé, chẳng hạn như sài đất, mướp đắng, lá kinh giới... Không nên để bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, nhất là khoảng 10h30 đến 14h30 vì có thể làm bé ngứa ngáy khó chịu.

Da có thể là đường vào của nhiều bệnh nặng, chẳng hạn như nhiễm trùng máu (từng đứng thứ 3 về tỷ lệ tử vong sơ sinh). Ở trẻ nhỏ, diện tích da/cân nặng rất lớn: 700 cm2/kg, gần gấp 3 so với người lớn, nên các bệnh về da càng dễ gây nguy hiểm.

Hình ảnh nội tuyến 1

Bác sĩ Vũ Thanh Hương thuộc Trung tâm Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em Hà Nội cho biết, da trẻ có độ đàn hồi rất thấp so với người trưởng thành, lại rất mỏng manh nên dễ rách. Sự tạo chất melanin và mỡ cũng còn thấp nên khả năng điều nhiệt không cao. Vì vậy, trẻ rất dễ bị sốt cao hay lạnh cóng. Việc tiết nhiều mồ hôi qua da khiến trẻ dễ bị mất nước. Ngoài ra, sự đáp ứng miễn dịch còn kém ở trẻ khiến làn da rất nhạy cảm, dễ bị dị ứng hoặc nhiễm trùng. Tổn thương da dễ dàng lan toả, ảnh hưởng đến toàn thân.

Vì những lý do trên, việc bảo vệ da có vai trò rất quan trọng trong chăm sóc trẻ nhỏ; không chỉ giúp tránh mụn nhọt rôm sảy mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh trầm trọng như nhiễm trùng máu, viêm cầu thận...

Để da bé luôn sạch sẽ, cần tắm bé hằng ngày, kể cả mùa đông. Dùng loại sữa tắm dành riêng cho trẻ, đã được kiểm nghiệm về độ dịu nhẹ, không gây kích ứng da. Tránh dùng các sản phẩm quá đậm đặc, chứa nhiều nước hoa hoặc chất kháng khuẩn mạnh. Với trẻ dưới 6 tháng, nên tắm bằng nước đun sôi để nguội nhằm tránh tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn. Làm sạch tỉ mỉ các vùng da có nếp gấp và bộ phận sinh dục, nhất là với bé gái.

Sau khi lau khô người, nên thoa phấn rôm rồi mới mặc quần áo, chú trọng những nơi ra nhiều mồ hôi hoặc phải cọ xát nhiều như bẹn, nách, cổ... Phấn rôm vừa có tác dụng hút ẩm, chống nhiễm khuẩn vừa làm giảm ma sát, giúp da bé không bị tổn thương. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng lượng vừa đủ, không rắc trực tiếp lên da mà cho vào tay rồi chuyển 1 ít sang tay kia, xoa 2 tay với nhau rồi mới xoa lên da bé. Không xoa phấn rôm lên vùng da trầy xước hay vết thương hở, không để phấn dính vào mũi, mắt và miệng trẻ, không thoa vào rốn trẻ sơ sinh.

Nếu bạn mặc bỉm (tã giấy) cho bé, nên thay thường xuyên, tối đa 6 tiếng một lần. Nếu để lâu, vùng da đóng bỉm dễ bị hăm do vi khuẩn phát triển. Vùng da này cần được chăm sóc kỹ hơn bằng cách giữ sạch, khô thoáng, thoa phấn rôm sau khi tắm và trước khi đóng bỉm.

Vào mùa hè, da bé rất dễ bị rôm sảy do nhiều mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Theo bác sĩ Hương, chứng rôm sảy tuy không nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến nhiễm trùng da nặng hơn như mụn nhọt. Nếu không điều trị tốt, vi khuẩn có thể đi vào máu hoặc cầu thận, rất nguy hiểm. Vì vậy, nên cho trẻ mặc quấn áo rộng rãi bằng chất cotton để thấm mồ hôi, thoa phấn rôm và tắm cho trẻ ngày vài lần. Nên sử dụng các loại "lá mát" và có tác dụng diệt khuẩn để tắm bé, chẳng hạn như sài đất, mướp đắng, lá kinh giới... Không nên để bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, nhất là khoảng 10h30 đến 14h30 vì có thể làm bé ngứa ngáy khó chịu.

Dưới đây là 6 bí quyết để con yêu của bạn từ việc chán ghét các món ăn sẽ cảm thấy hứng thú với các món ăn do chính tay bạn nấu.
Con cái có thói quen ăn uống lành mạnh sẽ tốt cho con và khiến cha mẹ vui. Hơn nữa, sau này lớn lên con sẽ biết yêu thương tất cả các loại thực phẩm. Thế nhưng không phải đứa trẻ nào cũng sẵn sàng "vui lòng" ăn uống tất cả những gì cha mẹ chúng chuẩn bị cho hàng ngày.
Vậy làm thế nào để các món ăn trở nên hấp dẫn hơn với con trẻ để chúng ăn nhiều hơn?
 
Trình bày món ăn nhìn vui nhộn
Ai nói các loại rau và thực phẩm lành mạnh ăn mãi cũng khiến trẻ nhàm chán? Cha mẹ hãy thử một chút sáng tạo thú vị với các món ăn quen thuộc đó. Ví dụ như tạo hình khuôn mặt cười lên trên bánh mì hoặc trên suất ăn của con. Những hình mặt cười này có thể được làm từ các loại hoa quả. Cha mẹ nên nhớ, với trẻ con cũng vậy, chúng sẽ thích ăn những món ăn có hình hấp dẫn bắt mắt hơn là những chế biến quen thuộc hàng ngày.

Trình bày món ăn theo hướng giáo dụcCó thể con bạn đã vẽ ra được hình những trái cây và rau quả mà bạn chưa hề cho chúng ăn thử trước đó. Hãy nói chuyện với con về những hình vẽ đầy màu sắc này của con và dần dần đưa ra ý tưởng cho con ăn thử các loại rau quả mà con đã vẽ ra đó.

Để con giúp bạn nấu ăn
Trong mỗi lần nấu ăn, cha mẹ nên để con cùng tham gia. Tự tay làm việc và cùng nấu ăn sẽ giúp con đánh giá cao các món ăn và luôn muốn cố gắng tạo ra những món ăn mới ngon hơn.
Ví dụ, con bạn không thích ăn rau cải xanh. Nhưng sau khi cho con cùng tham gia chế biến món cải xanh, có thể con sẽ thay đổi suy nghĩ: "Ba mẹ ơi xem này! Con đã làm món này! Hương vị thế nào ạ?". Bằng cách này cha mẹ có thể phần nào thay đổi suy nghĩ của con về các món ăn mà con bạn không thích.

Hình thành thói quen ăn uống cho con từ sớmĐể hình thành cho con có những thói quen ăn uống tốt, cha mẹ nên bắt đầu ngay từ khi con còn nhỏ. Có thể bạn sẽ thấy rất buồn cười khi con bạn nhảy cẫng lên vì sung sướng khi lần đầu tiên được ăn sô cô la hay uống nước ngọt. Nhưng làm vậy sẽ không khôn ngoan chút nào.

Tốt hơn hãy để con ăn các món ăn chính trong bữa. Trừ khi con bạn đủ lớn để hiểu được tầm quan trọng của việc hạn chế ăn đồ ngọt thì mới nên để con tự ăn các loại bánh kẹo đó.

Luôn ghi nhớ nguyên tắc: "Không chơi ở bàn ăn"
Bàn ăn là nơi để ăn chứ không phải để chơi. Nếu để con chơi ở bàn ăn, chắc chắn con bạn sẽ ăn ít đi, thậm chí không chịu ăn.

Cha mẹ lấy mình làm ví dụ
Cha mẹ luôn là tấm gương cho con cái nhìn vào và học tập. Chúng sẽ để ý và làm theo những gì cha mẹ làm sao cho thật giống như cha mẹ. Chính vì vậy, nếu duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, rất có thể là con bạn sẽ học theo dù sớm hay muộn.


Dưới đây là 6 bí quyết để con yêu của bạn từ việc chán ghét các món ăn sẽ cảm thấy hứng thú với các món ăn do chính tay bạn nấu.
Con cái có thói quen ăn uống lành mạnh sẽ tốt cho con và khiến cha mẹ vui. Hơn nữa, sau này lớn lên con sẽ biết yêu thương tất cả các loại thực phẩm. Thế nhưng không phải đứa trẻ nào cũng sẵn sàng "vui lòng" ăn uống tất cả những gì cha mẹ chúng chuẩn bị cho hàng ngày.
Vậy làm thế nào để các món ăn trở nên hấp dẫn hơn với con trẻ để chúng ăn nhiều hơn?
 
Trình bày món ăn nhìn vui nhộn
Ai nói các loại rau và thực phẩm lành mạnh ăn mãi cũng khiến trẻ nhàm chán? Cha mẹ hãy thử một chút sáng tạo thú vị với các món ăn quen thuộc đó. Ví dụ như tạo hình khuôn mặt cười lên trên bánh mì hoặc trên suất ăn của con. Những hình mặt cười này có thể được làm từ các loại hoa quả. Cha mẹ nên nhớ, với trẻ con cũng vậy, chúng sẽ thích ăn những món ăn có hình hấp dẫn bắt mắt hơn là những chế biến quen thuộc hàng ngày.

Trình bày món ăn theo hướng giáo dụcCó thể con bạn đã vẽ ra được hình những trái cây và rau quả mà bạn chưa hề cho chúng ăn thử trước đó. Hãy nói chuyện với con về những hình vẽ đầy màu sắc này của con và dần dần đưa ra ý tưởng cho con ăn thử các loại rau quả mà con đã vẽ ra đó.

Để con giúp bạn nấu ăn
Trong mỗi lần nấu ăn, cha mẹ nên để con cùng tham gia. Tự tay làm việc và cùng nấu ăn sẽ giúp con đánh giá cao các món ăn và luôn muốn cố gắng tạo ra những món ăn mới ngon hơn.
Ví dụ, con bạn không thích ăn rau cải xanh. Nhưng sau khi cho con cùng tham gia chế biến món cải xanh, có thể con sẽ thay đổi suy nghĩ: "Ba mẹ ơi xem này! Con đã làm món này! Hương vị thế nào ạ?". Bằng cách này cha mẹ có thể phần nào thay đổi suy nghĩ của con về các món ăn mà con bạn không thích.

Hình thành thói quen ăn uống cho con từ sớmĐể hình thành cho con có những thói quen ăn uống tốt, cha mẹ nên bắt đầu ngay từ khi con còn nhỏ. Có thể bạn sẽ thấy rất buồn cười khi con bạn nhảy cẫng lên vì sung sướng khi lần đầu tiên được ăn sô cô la hay uống nước ngọt. Nhưng làm vậy sẽ không khôn ngoan chút nào.

Tốt hơn hãy để con ăn các món ăn chính trong bữa. Trừ khi con bạn đủ lớn để hiểu được tầm quan trọng của việc hạn chế ăn đồ ngọt thì mới nên để con tự ăn các loại bánh kẹo đó.

Luôn ghi nhớ nguyên tắc: "Không chơi ở bàn ăn"
Bàn ăn là nơi để ăn chứ không phải để chơi. Nếu để con chơi ở bàn ăn, chắc chắn con bạn sẽ ăn ít đi, thậm chí không chịu ăn.

Cha mẹ lấy mình làm ví dụ
Cha mẹ luôn là tấm gương cho con cái nhìn vào và học tập. Chúng sẽ để ý và làm theo những gì cha mẹ làm sao cho thật giống như cha mẹ. Chính vì vậy, nếu duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, rất có thể là con bạn sẽ học theo dù sớm hay muộn.